Biện pháp phòng ngừa cháy nổ trong khu dân cư

0909 863 772
Biện pháp phòng ngừa cháy nổ trong khu dân cư

 

Biện pháp phòng ngừa cháy nổ trong khu dân cư

1. Những biện pháp phòng ngừa cháy nổ trong khu dân cư

+ Không để các vật dễ cháy kề cạnh các thiết bị điện tiêu thụ điện như bếp điện, ấm nước,..;

+ Không để các phương tiện và vật dụng có chưa xăng, dầu các xa những nguồn sinh nhiệt;

+ Không câu mắc điện, lắp đường dây điện âm tương để gọn gàng và an toàn hơn;

+ Không cắm quá nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm, hoặc dùng những bị có công suất lớn;

+ Không nên lắp đặt, câu mắc cầu dao hoặc ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt, và cách xa tầm với của trẻ em;

+ Không nấu ăn, để lửa khi không có người trông coi;

+ Khi sử dụng những thiết bị như bàn là, lò sấy hay bếp điện thì nên để xa tầm tay trẻ em, người già, người bị tàn tật hoặc những người mất khả năng nhận thức;

+ Thường xuyên kiểm tra bếp, ống dẫn và bình gas;

+ Tắt các thiết bị điện, gas, trước khi ra khỏi nhà hoặc không cần thiết;

+ Không lưu trữ những chất dễ gây ra cháy nổ trong nhà;

+ Hạn chế những vật liệu như gỗ, tấm nhựa, mút xốp…để ốp tường, trần hoặc vách ngăn;

+ Không để các bất cứ vật dụng gì trên hành lang và lối thoái hiểm, tránh gây cản trở khi có sự cố;

+ Mỗi gia đình nên trang bị những vật dụng và công cụ phòng chống cháy nổi, đồng thời mọi thành viên trong gia đình phải biết cách sử dụng, đối phó khi có tình huống nguy cấp xảy ra;

+ Tất cả thành viên trong gia đình phải nhớ hotline của cảnh sát PCCC hoặc SOS, để xin sự giúp đỡ kịp thời từ cơ quan chức năng.

2. Kỹ năng thoát khỏi ngôi nhà đang cháy

Hãy nắm chắc những lưu ý sau đây để có thể cứu mình và người thân ra khỏi đám cháy trong lúc nguy cấp.

- Đối với nhà cao tầng:

+ Điều đầu tiên là bạn cần bình tĩnh, không hốt hoảng, để đưa ra những biện pháp và phương án tốt nhất;

+ Nếu đám cháy chưa lan rộng và chưa lan đến các thiết bị điện thì nên cúp nhanh cầu dao, phòng ngừa cháy nổ;

+ Nếu đám cháy nằm trong quy mô còn nhỏ như căn phòng thì nhanh chóng ra khỏi phòng và đóng cửa căn phòng đó lại;

+ Tuyệt đối không sử dụng thang máy để thoát hiểm, nên đi theo hướng cầu thang bộ theo chỉ dẫn để ra khỏi tòa nhà;

+ Nhấn chuông báo động để cho mọi người trong khu chung cư biết có vấn để xảy ra;

+ Nhúng ướt khăn, chăn,.. có chất liệu cotton trùm lên đầu, lên người để vượt băng qua lửa. Nếu vượt qua vùng khói dành thì nên cúi thấp người, dùng khăn ướt bịt mũi để hạn chế hít khói hoặc khí độc. Đi men theo tường để định vị được lối ra;

+ Trước khi mở cửa, nên kiểm tra nhiệt độ bên ngoài bằng cách chạm nhẹ tay vào núm xoay, nếu nóng tức là bên ngoài đang có vấn đề, nên tìm phương án mới;

+ Nếu nhiệt độ bên ngoài quá cao, không được mở cửa. Hãy dùng khăn hoặc giẻ ướt nhét vào những khe hở để khói không lan vào. Tìm cách đi qua những phòng khác;

+ Trong trường hợp không có lối ra thì nên sử dụng ban công hoặc những phương tiện khác để cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài, trong khi chờ cứu hộ chuyên nghiệp tới;

+ Không nhảy ra khỏi tòa nhà khi ở dưới không có nệm hơi hay không có sự hỗ trợ gì.

- Đối với nhà thấp tầng:

+ Thông báo cho mọi người trong nhà biết để kịp thời xử lý và tìm cách thoát ra ngoài;

+ Cúp nhanh cầu giao điện và những thiết bị dễ gây cháy nổ;

+ Nếu không có khả năng dập lửa thì nhanh chóng ra ngoài, đóng của lại và gọi hotline cho cứu hộ chuyên nghiệp;

+ Dùng khăn ướt, giẻ ướt, khăn bịt mũi để tránh bị ngạt khi ra khỏi đám chạy;

+ Dùng búa tạ đạp tường nếu như không thể ra ngoài bằng cửa chính hay cửa sổ.

3. Một số dụng cụ mà mỗi gia đình cần có để đối phó khi xảy ra cháy nổ

  1. Bình chữa cháy mini: Vật dụng nên có trong mỗi gia đình là bình chữa cháy mini. Loại bình này nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng và nhanh chóng dập tắt các loại chất cháy thông thường;

Cách sử dụng bình chữa cháy mini theo các bước cụ thể như sau:

+ Lắc xóc bình để bột ở trong tơi lên;

+ Giật chốt hãm bình;

+ Hướng vòi phun vào khu vực cháy;

+ Giữ khoảng cách từ 1,5m - 2m, sau đó nhấn van để bột chữa cháy phun ra cho đến khi đám chaý được dập tắt.

  1. Bộ công cụ PCCC: Bao gồm như búa tạ, xà beng và kìm cộng lực. Sử dụng bộ công cụ này cho việc đập tường mở lối thoát ra trong trường hợp phòng kín không có lối exit;
  2. Mặt nạ phòng chống khói khí độc: Loại mặt nạ này có thể giúp gia đình bạn tránh ngạt thở, hít phải khí độc khi thoát ra ngoài;
  3. Quần, áo, găng tay, ủng chịu nhiệt độ cao: Đây là bộ đồ phòng hộ tốt, có thể giúp người mặc an toàn khi nhiệt độ lên đến 1000 độ C, tuy nhiên giá thành của loại này không hề rẻ;
  4. Đèn pin: Trong trường hợp bị mất điện, thì đèn pin có thể giúp bạn tìm ra lối thoát hiểm nhanh nhất, hoặc là vật phát ra tín hiệu cần sự giúp đỡ;
  5. Túi y tế với thuốc men và các vật dụng cần thiết, trong trường hợp bị bỏng hoặc cần cấp cứu gấp.

Trong trường hợp mà bạn gọi 114 chưa đến kịp thời, thì ở trên là những vật dụng cũng như quy trình mà bạn có thể thực hiện, tuân theo trong tình huống cấp bách. Sau khi đã khống chế được đám cháy thì nên gọi ngay cho 114 để kịp thời xử lý tình huống, tránh để cho đám cháy lan ra những khu kề bên.

Trên đây là những lưu ý và biện pháp phòng cháy chữa cháy cho khu dân cư, các bạn nên nắm rõ phòng cho những trường hợp nguy cấp.

Đang online:
13
| Tổng truy cập tháng:
1218
| Tổng truy cập:
59947